Nghề tổ chức sự kiện tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đang phát triển một cách mạnh mẽ cùng với nhu cầu tổ chức sự kiện của các tổ chức, cá nhân ngày càng tăng. Đằng sau sự thành công là vô vàn những gian khó. Hãy cùng điểm qua những góc khuất của nghề event đối với sinh viên mới ra trường.
Mục lục
Khi ý tưởng là nguồn sống
Đặc trưng của nghề Events là đòi hỏi sự khác biệt, luôn luôn đổi mới và thu hút nên với những người trong nghề, ý tưởng chính là nguồn sống của họ. Nhưng ý tưởng lại là thứ khó kiểm soát, đôi khi nó đến bất chợt khiến bạn không ngờ được. Đôi khi dù bạn có vận động hết noron thần kinh thì cũng không gặp được anh chàng “ý tưởng” này.
Chính vì vậy, mảng tối đầu tiên của nghề sự kiện là bị đánh cắp ý tưởng và nội dung của event. Điều này dễ thấy ở việc các công ty sự kiện khác tìm hiểu về đối thủ qua hồ sơ năng lực, video, website,.. để chắt lọc những ý tưởng hay rồi copy nguyên bản cho sự kiện mà mình sẽ tổ chức cho khách hàng hoặc thay đổi một chút cho có sự khác biêt.
Để đảm bảo chất xám của mình không bị đánh cắp, các công ty sự kiện cần chèn logo thương hiệu trước khi đưa các bài đăng lên website và phát clip. Thậm chí các sự kiện lớn cần đăng kí bản quyền sở hữu trí tuệ. Từ đó, bảo vệ các sản phẩm của công ty mình tạo ra.
Nghề làm dâu trăm họ
Để tổ chức một sự kiện thành công cần sự chung tay góp sức của rất nhiều bên liên quan. Tất cả liên kết với nhau như một chuỗi mắt xích. Người tổ chức sự kiện chính là người nắm giữ chìa khóa của các mắt xích đó. Họ phải làm việc với rất nhiều bên. Và họ phải đủ khéo léo để làm sao các bên đều vui vẻ, hoàn thành tốt nhất công việc.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong công tác tổ chức sự kiện là thõa mãn khách hàng, những vị được ví như thượng đế. Làm thế nào để đạt được tiêu chí mà khách hàng đã đề ra, cũng như làm hài lòng các đối tác, đồng nghiệp trong quá trình tổ chức sự kiện là bài toán khó, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kĩ năng khéo léo từ các nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp.
Deadline là bạn thân
Với thời gian có hạn và nhiều yêu cầu được đặt ra từ chính bản thân và khách hàng. Những người trong nghề Events phải biết chấp nhận sống chung với deadline.
Thậm chí tới phút chót khi sự kiện sắp kết thúc, vẫn có những deadline dành cho bạn là điều hoàn toàn bình thường.
Khi bạn là người tổ chức sự kiện, là bạn chấp nhận ở sau cánh gà chương trình. Bạn trở thành những người thầm lặng đằng sau ánh hào quang sân khấu. Người ta ví nghề tổ chức sự kiện là “nghề đi sớm về trễ”, “deadline như việc ngày bạn ăn cơm 3 bữa”. Chấp nhận đặt chân vào nghề tổ chức sự kiện, là các bạn trẻ đã hiểu việc thức khuya dậy sớm.
Bạn không có nhiều thời gian cho gia đình hay không có ngày nghỉ lễ đã trở thành một điều bình thường như hít khí thở với dân trong nghề
Nghề event thu hút sự chú ý của giới trẻ:
Để có thể sống sót trong nghề Events, bạn phải đương đầu với những khó khăn và thử thách, quen bơi giữa dòng lũ cuốn mang tên deadline, cạn ý tưởng, khách hàng khó tính, sự cố bất ngờ… Nhưng đây lại cũng là ngành hot thu hút nhiều sự chú ý của giới trẻ vì tính năng động, môi trường làm việc thoải mái tự do cũng như những kiến thức, kỹ năng thu được trong quá trình làm việc.
Bài viết trên đã chỉ ra những góc khuất của nghề event với những bạn trẻ mới ra trường. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trên con đường trở thành một event planner chuyên nghiệp.
Theo Thảo MY-
LIÊN HỆ NGAY!