Mục lục
Không phải ngẫu nhiên mà Instagram thông báo sẽ xóa và cấm vĩnh viễn những tài khoản sử dụng like và follow ảo. Đây được xem là một trong những động thái trong nỗ lực khôi phục niềm tin của người dùng mạng xã hội này.
Việc “mua follow” đã xuất hiện từ rất lâu. Nhưng điều khiến các marketer sợ hãi là công nghệ này đã phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều. Khi đổ ngân sách vào chạy quảng cáo Influencer trên Instagram hay Facebook cá nhân mà bị dính phải Follower ảo. Chiến dịch sẽ không mang đến hiệu quả như mong muốn nữa mà thậm chí còn thất bại. Vậy follow ảo và tương lai của influencer marketing sẽ như thế nào trong bối cảnh thị trường marketing đang có nhiều biến động?
1. Like ảo, follow ảo và việc thổi phồng giá của các KOLs/ Influencer:
Giá mỗi bài đăng của KOLs phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Lượng khán giả theo dõi mà người ta có thể ảnh hưởng đến (Followers): Trước khi lựa chọn, các nhãn hàng cũng cần xem xét KOLs này đang có bao nhiêu follower. Và những Followers ở trong nhóm độ tuổi nào.
- Mức độ nổi tiếng được xã hội công nhận.
- Thời điểm nổi tiếng, tần suất xuất hiện trước công chúng. Càng gần thời điểm nổi tiếng thì giá càng cao.
- Quan trọng nhất là tính phù hợp của nhân vật với nhãn hàng. Còn không phù hợp thì việc có hét giá cao đến mấy cũng là việc “ném tiền qua cửa sổ”. Ví dụ như những nhãn hàng liên quan tới phụ nữ, bà mẹ, trẻ em, thì các KOLs “hot moom” sẽ là sự lựa chọn phù hơp.
Vì vậy theo đó, số người theo dõi tỉ lệ thuận với số tiền kiếm được từ nhãn hàng và độ nổi tiếng. Vậy là thị trường béo bở bán follower ảo xuất hiện. Mục đích giúp các influencer dễ dàng nâng giá trước nhãn hàng và nhà quảng cáo.
2. Giải pháp cho chiến dịch ngừa follow ảo:
Giải quyết những băn khoăn đó, tận dụng sự phát triển của công nghệ,phương thức vân hành Influencer Marketing dựa trên hiệu quả thực tế đã ra đời. Bằng cách sử dụng hệ thống đo lường, phân tích hiệu quả dựa trên đơn hàng thực tế, khi sản phẩm đến tận tay khách hàng, tiêu chuẩn đánh giá mới của Influencer Marketing dựa trên số lương đơn hàng và doanh thu thực tế cho doanh nghiệp. Phương thức này mở ra những cơ hội mới cho cả influencer và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhãn hàng hay nhà quảng cáo buộc phải dành thời gian và nhân lực để “kiểm định” lại các kênh influencer mà mình chọn lựa. Họ phải trả lời những câu hỏi như số fan của người nổi tiếng này có thật không? Họ đạt được 50.000 fan hay 1 triệu fan từ lúc nào? Tính chất follower của họ có hợp với nhãn hàng hay không? Fan của người nổi tiếng này có thói quen yêu thích và sử dụng các loại sản phẩm đặc thù nào đó hay không?
Kết luận:
Vì vậy, các nhà marketer cần có một cái nhìn đúng đắn trong việc lựa chọn Influencer/ KOLs cho chiến dịch marketing của mình. Từ đó, đem lại hiểu quả tốt nhất.Nếu chọn chính influencer có người theo dõi thật, đúng tính chất mà sản phẩm hướng tới, hiệu quả từ kênh này mang lại sẽ rất đáng chú ý. Điển hình như trường hợp của Bitis với sản phẩm giày Biti’s Hunter. Chiến dịch dùng influencer đúng đắn đã đưa Biti’s Hunter trở lại với người tiêu dùng trẻ sau nhiều năm vắng bóng.
Tóm lại, bài viết trên đã trả lời được câu hỏi follow ảo và tương lai của influencer marketing trong bối cảnh hiện nay. Hi vọng, những thông tin trên sẽ có ích với những nhà maketer trong việc lựa chọn influencer/ KOLs.
LIÊN HỆ NGAY!